Bộ môn Dược lâm sàng – Quản lý dược

  1. Giới thiệu chung về bộ môn

Bộ môn Dược lâm sàng – Dược xã hội được thành lập theo quyết định thành lập Khoa Dược số 543/QĐ – ĐHH – TCNS của Giám đốc Đại học Huế về việc thành lập Khoa Dược ngày 9 tháng 11 năm 2004 trên cơ sở chuyển đổi từ Bộ môn Dược (được thành lập năm 1999). Đến năm 2020, theo đề án tái cấu trúc các Phòng, Khoa/Bộ môn của Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế, Bộ môn được đổi tên thành Bộ môn Dược lâm sàng – Quản lý Dược.

Trải qua một thời gian không ngừng nỗ lực và phấn đấu, cùng với sự quan tâm bổ sung cán bộ giảng dạy của Nhà trường và Khoa, đồng thời với việc đội ngũ cán bộ giảng dạy được tạo mọi điều kiện thuận lợi để học tập và nâng cao trình độ, Bộ môn đã từng bước đảm trách giảng dạy tất cả các học phần liên quan đối với dược sĩ đại học, tham gia giảng dạy sau đại học và hướng dẫn luận văn. Ngoài ra, Bộ môn cũng quan tâm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế.

Đến nay, Bộ môn có 08 cán bộ viên chức là giảng viên bao gồm 01 Dược sĩ chuyên khoa cấp 2; 07 Thạc sĩ  (trong đó 04 Giảng viên chính) và 01 Dược sĩ Đại học.

  1. Hướng nghiên cứu của bộ môn
  • Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trên lâm sàng.
  • Đánh giá hiệu quả các hoạt động dược lâm sàng, các mô hình can thiệp của dược sĩ nâng cao chất lượng điều trị bệnh tại cơ sở y tế.
  • Đánh giá và giám sát phản ứng có hại của  thuốc.
  • Đánh giá và giám sát sai sót trong sử dụng thuốc.
  • Đánh giá và giám sát sử dụng kháng sinh trong bệnh viện.
  • Nghiên cứu tuân thủ sử dụng thuốc và phát triển các can thiệp nhằm nâng cao sự tuân thủ sử dụng thuốc đặc biệt trong điều trị bệnh mạn tính.
  • Nghiên cứu xây dựng quy trình cung cấp thông tin thuốc phù hợp với từng đối tượng.
  • Nghiên cứu thiết kế và quản lý thử nghiệm lâm sàng.
  • Nghiên cứu các hoạt động về Dược tại cộng đồng.
  • Nghiên cứu về hoạt động cung ứng thuốc tại các cơ sở y tế.
  • Nghiên cứu liên quan đến phân tích chi phí thuốc.
  • Nghiên cứu về kinh tế dược.
  1. Danh sách cán bộ Bộ môn
STT Học hàm, học vị Họ và tên Chức vụ
1 Dược sĩ CKII, Thạc sĩ Võ Thị Hồng Phượng Trưởng Bộ môn, Giảng viên chính
2 Thạc sĩ Ngô Thị Thu Hằng Giảng viên chính
3 Thạc sĩ Lưu Nguyễn Nguyệt Trâm Giảng viên chính
4 Thạc sĩ Nguyễn Phước Bích Ngọc Giảng viên chính
5 Thạc sĩ Phan Đặng Thục Anh Giảng viên
6 Thạc sĩ Ngô Thị Kim Cúc Giảng viên
7 Thạc sĩ Lê Hoàng Giang Giảng viên
8 Dược sĩ Đại học Trần Đức Nguyên Phúc Giảng viên

 

  1. Mục tiêu đào tạo của bộ môn
  • Nhằm trang bị cho sinh viên Dược và học viên Sau đại học các nội dung về:
    • Các kiến thức về quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc trong cơ thể, các thông số dược động học. Phương pháp hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân suy gan, suy thận và theo dõi nồng độ thuốc trong điều trị. Nguyên tắc sử dụng một số nhóm thuốc: kháng sinh, giảm đau, glucocorticoid, vitamin và chất khoáng… Các kiến thức cơ bản về sử dụng thuốc trên các đối tượng đặc biệt: phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em, người cao tuổi.
    • Các kiến thức về phản ứng bất lợi của thuốc và các hoạt động cảnh giác dược tại cơ sở khám chữa bệnh.
    • Kiến thức và kỹ năng tra cứu thông tin thuốc và tra cứu tương tác thuốc.
    • Kiến thức và kỹ năng phân tích kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng; Kỹ năng phân tích ca lâm sàng và tối ưu hóa liệu pháp dùng thuốc trên các ca lâm sàng thường gặp.
    • Chiến lược phát triển ngành Dược trong giai đoạn hiện nay, chương trình y tế quốc gia, chương trình bảo hiểm y tế.
    • Vai trò của công tác Dược bệnh viện, Dược cộng đồng trong hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân.
    • Kiến thức cơ bản về hệ thống văn bản QPPL của nhà nước, các văn bản pháp quy chủ yếu có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động Dược.
    • Nội dung của các chính sách marketing và sự vận dụng các chính sách marketing trong ngành Dược.
    • Các nội dung về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp Dược
    • Các nội dung trong công tác quản lý chất lượng thuốc và một số tiêu chuẩn về thực hành tốt.

    5. Đối tượng giảng dạy

  • Bộ môn Dược lâm sàng – Quản lý Dược tham gia giảng dạy và đào tạo:
    • Dược sĩ Đại học hệ chính quy và liên thông chính quy.
    • Dược sĩ chuyên khoa cấp I chuyên ngành Dược lý – Dược lâm sàng.
    • Dược sĩ chuyên khoa cấp I chuyên ngành Tổ chức quản lý dược.
    • Dược sĩ chuyên khoa cấp II chuyên ngành Dược lý – Dược lâm sàng.
    • Đào tạo liên tục về Dược lâm sàng.
  1. Giáo trình và tài liệu 
  • Bộ môn đã biên soạn và lưu hành nội bộ giáo trình giảng dạy các học phần:
    • Dược động học.
    • Dược lâm sàng; Dược lâm sàng 1, 2.
    • Sử dụng thuốc trong điều trị; Sử dụng thuốc trong điều trị 1,2.
    • Pháp chế Dược.
    • Dược xã hội học.
    • Các tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs).
    • Quản lý và kinh tế Dược.
    • Marketing dược và thị trường dược phẩm.
  1. Công trình nghiên cứu đã công bố:

+ Sách: Tham gia biên soạn

  • Hồ Hoàng Nhân (2021), Giáo trình thực hành Dược khoa, Nhà xuất bản Đại học Huế
  • TS. Cao Ngọc Thành , PGS.TS. Võ Tam (2012), Giáo trình Giảng dạy thực địa (Tập 3), Nhà xuất bản Đại học Huế.
  • Dự án NPT-VMN-240 (2012), Tài liệu hướng dẫn tập huấn Kỹ năng dạy học chủ động, Nhà xuất bản Y học.

+ Đề tài KHCN: Các cán bộ bộ môn là chủ nhiệm các đề tài:

  • 03 đề tài cấp Đại học Huế.
  • 15 đề tài cấp Trường.

+ Bài báo:

  • 04 bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế.
  • 30 bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước.
  1. Khen thưởng
  • Giấy khen của Giám đốc Đại học Huế năm 2019.
  • Giấy khen của Giám đốc Đại học Huế năm 2017.
  • Giấy khen của Hiệu trưởng trường Đại học Y – Dược Huế năm 2017.
  • Giấy khen của Hiệu trưởng trường Đại học Y – Dược Huế năm 2016.
  • Giấy khen của Hiệu trưởng trường Đại học Y – Dược Huế năm 2015.
  • Giấy khen của Hiệu trưởng trường Đại học Y – Dược Huế năm 2014.
  • Giấy khen của Hiệu trưởng trường Đại học Y – Dược Huế năm 2012.

Trả lời