1. Giới thiệu chung về bộ môn
Bộ môn được thành lập theo quyết định thành lập Khoa Dược số 543/QĐ – ĐHH – TCNS của Giám đốc Đại học Huế về việc thành lập Khoa Dược ngày 9 tháng 11 năm 2004 trên cơ sở chuyển đổi từ Bộ môn Dược (được thành lập năm 1999). Đến năm 2020, theo đề án tái cấu trúc các Phòng, Khoa/Bộ môn của Trường Đại học Y – Dược, Đại học Huế, Bộ môn đổi tên thành Bộ môn Bào chế – Công nghiệp dược – Hóa dược.
Trải qua một thời gian không ngừng nỗ lực và phấn đấu, cùng với sự quan tâm bổ sung cán bộ giảng dạy của Nhà trường và Khoa, đồng thời với việc đội ngũ cán bộ giảng dạy được tạo mọi điều kiện thuận lợi để học tập và nâng cao trình độ, đến nay, Bộ môn đã từng bước đảm trách giảng dạy tất cả các học phần liên quan đối với dược sĩ đại học, tham gia giảng dạy sau đại học và hướng dẫn luận văn. Ngoài ra, Bộ môn cũng quan tâm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế.
2. Hướng nghiên cứu của bộ môn
- Nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật bào chế mới nhằm tăng sinh khả dụng của dạng thuốc như các dạng thuốc có cấu trúc nano, hệ vi nhũ tương,…
- Nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng, tác dụng dược lý của các dạng thuốc in vitro và in vivo.
- Nghiên cứu bào chế các dạng thuốc có nguồn gốc dược liệu.
- Xây dựng các mô hình in silico để dự đoán, phân loại, sàng lọc các chất có hoạt tính sinh học.
- Thiết kế các phân tử thuốc có hoạt tính sinh học được dự đoán tốt tạo tiền đề để tổng hợp và thử tác dụng
- Tổng hợp và bán tổng hợp với các hợp chất có hoạt tính sinh học tốt.
3. Danh sách cán bộ bộ môn
STT |
Họ và tên | Chức vụ |
1 | TS. Hồ Hoàng Nhân | Trưởng Bộ môn, Giảng viên chính |
2 | ThS. Lê Thị Minh Nguyệt | Giảng viên chính |
3 | ThS. Lê Thị Thanh Ngọc | Giảng viên chính |
4 | TS. Trần Thái Sơn | Giảng viên chính, Trợ lý NCKH-HTQT |
5 | TS. Nguyễn Hồng Trang | Giảng viên |
6 | ThS. Trần Thế Huân | Giảng viên |
7 | ThS. Cao Thị Cẩm Nhung | Giảng viên |
8 | ThS. Lê Hoàng Hảo | Giảng viên |
9 | DS. Nguyễn Thị Kiều Nhi | Giảng viên |
10 | ThS. Trần Thị Việt Hằng | Kỹ thuật viên |
11 | DSTH. Nguyễn Thị Hải | Kỹ thuật viên |
12 | ThS. Nguyễn Thanh Bích Châu | Kỹ thuật viên |
13 | ThS. Trần Tiến |
Kỹ thuật viên |
4. Mục tiêu đào tạo của bộ môn
- Cung cấp các kiến thức cơ bản về kỹ thuật bào chế và và sinh dược học các dạng thuốc: dung dịch thuốc uống và thuốc dùng ngoài, thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt, kỹ thuật chiết xuất và bào chế cao thuốc, thuốc phun mù, thuốc mỡ, thuốc đặt, thuốc bột, thuốc viên,… và vấn đề tương kỵ trong bào chế thuốc.
- Cung cấp các kiến thức về phương pháp khảo sát thuốc mới, một số phản ứng đặc trưng trong tổng hợp hóa dược; phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất dược liệu; phương pháp chiết và một số thiết bị sử dụng trong công nghiệp chiết xuất dược liệu; quá trình và kỹ thuật trong công nghệ sinh học sản xuất thuốc.
- Cung cấp các kiến thức về một số kỹ thuật cơ bản trong sản xuất thuốc: sấy, tiệt khuẩn, lọc, làm giảm kích thước tiểu phân…; phương pháp và thiết bị sản xuất các dạng thuốc ở quy mô công nghiệp: thuốc viên nén, viên nang cứng, viên nang mềm, viên hoàn, thuốc tiêm…
- Cung cấp các kiến thức về thiết kế công thức, kỹ thuật bào chế và đánh giá chất lượng của một số dạng bào chế đặc biệt, và cập nhật một số dạng bào chế mới.
- Cung cấp các kiến thức về hóa dược, tác dụng dược lý, liên quan cấu trúc – tác dụng của thuốc,…
5. Đối tượng giảng dạy
Bộ môn hiện nay đang tham gia giảng dạy và đào tạo:
- Dược sĩ Đại học hệ chính quy và liên thông chính quy.
- Bác sĩ Y học cổ truyền (YHCT4, YHCT5 – học phần Chế biến dược liệu)
- Dược sĩ chuyên khoa 1.
- Thạc sĩ
6. Giáo trình và tài liệu
Bộ môn đã biên soạn và lưu hành nội bộ giáo trình giảng dạy các học phần:
- Bào chế và công nghệ dược I & II;
- Sản xuất thuốc I, II;
- Một số dạng bào chế đặc biệt (gồm cả lý thuyết và thực hành).
- Hóa dược I, II
- Mỹ phẩm
7. Công trình nghiên cứu đã công bố
+ Sách:
- Cao Ngọc Thành, Võ Tam và cộng sự (2012), Giáo trình Giảng dạy thực địa (Tập 3), Nhà xuất bản Đại học Huế.
- Nguyễn Thị Tân, Lê Thị Minh Nguyệt (2015), Chế biến dược liệu, Nhà xuất bản Đại học Huế.
- Nguyễn Ngọc Chiến, Hồ Hoàng Nhân (2019), Công nghệ nano và ứng dụng trong sản xuất thuốc, Nhà xuất bản Y học.
- Hồ Hoàng Nhân, Lê Thị Thanh Ngọc, Lê Hoàng Hảo, Cao Thị Cẩm Nhung và cộng sự (2021), Giáo trình thực hành dược khoa, Nhà xuất bản Đại học Huế.
- Hồ Hoàng Nhân, Nguyễn Hồng Trang, Trần Thế Huân, Lê Hoàng Hảo (2023), Giáo trình thực hành Một số dạng bào chế đặc biệt, Nhà xuất bản Đại học Huế.
- Thai Khac Minh, Tran Thai Son et al. (2023), Recent Advances in Computational Modeling of Multi-targeting Inhibitors as Anti-Alzheimer Agents. In: Roy, K. (eds) Computational Modeling of Drugs Against Alzheimer’s Disease. Neuromethods, vol 203. Humana, New York, NY.
+ Đề tài KHCN: Các cán bộ bộ môn đã và đang là chủ nhiệm các đề tài:
– 02 đề tài cấp Bộ
– 10 đề tài cấp Đại học Huế
– 25 đề tài cấp Trường
+ Bài báo
– 10 bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế
– 45 bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước
+ Bài đăng hội nghị: là tác giả/đồng tác giả của 10 poster trưng bày tại các hội nghị quốc tế.
8. Khen thưởng
- Giấy khen của Hiệu trưởng trường Đại học Y Dược Huế năm 2016.
- Giấy khen của Hiệu trưởng trường Đại học Y Dược Huế năm 2015.
- Giấy khen của Giám đốc Đại học Huế năm 2014.
- Giải Ba, Cuộc thi Lao động sáng tạo, ĐH Y Dược Huế năm 2017
- Giải nhì Hội nghị Khoa học Công nghệ Tuổi trẻ các trường Đại học và Cao đẳng Y Dược Toàn quốc lần thứ 18 năm 2016.
- Giải nhì Hội Nghị khoa học tuổi trẻ trường ĐH Y Dược Huế năm 2016.
- Giải Ba, Cuộc thi Lao động sáng tạo, ĐH Y Dược Huế năm 2014.
- Giải Khuyến khích Cuộc thi Lao động sáng tạo, ĐH Y Dược Huế năm 2014
- Giải Nhất, Cuộc thi Lao động sáng tạo, ĐH Y Dược Huế năm 2012.