Bộ môn Dược liệu – Dược cổ truyền – Thực vật dược – Hóa hữu cơ

 

2020.Bo mon duoc lieu

 1. Giới thiệu chung về bộ môn

Bộ môn Dược liệu – Dược cổ truyền – Thực vật Dược được thành lập theo quyết định thành lập Khoa Dược số 543/QĐ – ĐHH – TCNS của Giám đốc Đại học Huế về việc thành lập Khoa Dược ngày 9 tháng 11 năm 2004 trên cơ sở chuyển đổi từ Bộ môn Dược (được thành lập năm 1999).

Thời gian đầu đào tạo Dược sĩ đại học, để đảm bảo công tác giảng dạy tốt các môn học, Bộ môn đã nhận được sự hỗ trợ giảng dạy từ Khoa Sinh học (Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế), Bộ môn Y học cổ truyền (Trường Đại học Y Dược Huế). Trải qua một thời gian không ngừng nỗ lực và phấn đấu, cùng với sự quan tâm bổ sung cán bộ giảng dạy của Nhà trường và Khoa, đồng thời với việc đội ngũ cán bộ giảng dạy được tạo mọi điều kiện thuận lợi để học tập và nâng cao trình độ, đến nay, Bộ môn đã từng bước đảm trách giảng dạy tất cả các học phần liên quan.

Từ năm học 2019-2020, theo yêu cầu tái cơ cấu tổ chức, Bộ môn được đổi tên thành Bộ môn Dược liệu – Dược cổ truyền – Thực vật Dược – Hóa hữu cơ.

Đến nay, Bộ môn có 14 cán bộ viên chức bao gồm 10 giảng viên và 2 kỹ thuật viên, 1 nghiên cứu viên và 1 thư ký Khoa Dược. Các cán bộ trong bộ môn đã có chức danh học hàm, học vị bao gồm 1 Giáo sư-Tiến sĩ, 1 Phó Giáo sư-Tiến sĩ, 1 Tiến sĩ, 8 Thạc sĩ, 3 Cử nhân.

2. Hướng nghiên cứu của bộ môn

– Chiết tách phân lập, xác định cấu trúc các hợp chất thiên nhiên

– Sàng lọc tác dụng dược lý của các dược liệu và các hợp chất tự nhiên có tiềm năng

– Tổng hợp, bán tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học

– Nghiên cứu đặc điểm thực vật, sinh thái của các dược liệu có tiềm năng ứng dụng

– Tối ưu hóa chiết xuất, quy mô pilot và công nghiệp, chiết xuất xanh v.v.

3. Danh sách cán bộ Bộ môn

STT

Học hàm, học vị

Họ và tên

Vị trí, chức vụ

1

GS.TS

Nguyễn Thị

Hoài

Giảng viên, Trưởng Bộ môn

2

PGS. TS

Hồ Việt

Đức

Giảng viên

3

ThS

Lê Thị Bích

Hiền

Giảng viên

4

ThS

Nguyễn Khánh Thùy

Linh

Giảng viên

5

ThS

Đoàn Thị Ái

Nghĩa

Giảng viên

6

ThS

Võ Quốc

Hùng

Giảng viên

7

ThS

Nguyễn Đình Quỳnh

Phú

Giảng viên

8

TS

Trần Thị Thùy

Linh

Giảng viên

9

ThS

Hoàng xuân Huyền

Trang

Giảng viên

10

ThS

Đoàn Quốc

Tuấn

Nghiên cứu viên

11

ThS

Lê Trọng

Nhân

Giảng viên

12

CN

Phạm Thị Hiền

Thư

Kỹ thuật viên

13

CN Đoàn Ngọc Phương

Linh

Kỹ thuật viên

14

CN Nguyễn Ngọc Tường

Vy

Thư ký Khoa

4. Mục tiêu đào tạo của bộ môn

Nhằm trang bị cho sinh viên Dược và học viên Sau đại học các nội dung về:

  • Những kiến thức cơ bản về nguồn gốc, đặc điểm, phân bố, thành phần hoá học, tác dụng của các dược liệu chứa các nhóm chất tự nhiên: carbonhydrat, glycosid tim, saponin, anthranoid, flavonoid, coumarin, tanin, alcaloid, tinh dầu. Khái niệm, cấu trúc hoá học, phương pháp định tính định lượng các nhóm hợp chất trên.
  • Những kiến thức và kỹ năng cơ bản về phân tích và xây dựng một số phương thuốc cổ truyền, bào chế và kiểm nghiệm được một số vị thuốc, loại thuốc cổ truyền.
  • Những kiến thức cơ bản về hình thái học thực vật, đặc điểm, vị trí, phân loại và quan hệ tiến hoá của các bậc phân loại chính, tính đa dạng cây thuốc, ý nghĩa và biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên cây thuốc.
  • Những kiến thức cơ bản về định hướng nghiên cứu và phát triển các dược liệu có tiềm năng, tiến trình nghiên cứu và phát triển thuốc mới đi từ thiết kế, tìm kiếm và sàng lọc chất khởi nguồn, xây dựng tiêu chuẩn dược liệu, tiêu chuẩn bán thành phẩm và thuốc sản xuất từ dược liệu, các kỹ thuật chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào sản xuất thuốc từ dược liệu.
  • Những kiến thức cơ bản về thực trạng trồng và phát triển cây thuốc ở Việt Nam, các chính sách quy hoạch, phân vùng cây thuốc, bảo tồn, phát triển cây thuốc và nguồn gen cây thuốc, các yếu tố ảnh hưởng quá trình trồng cây thuốc, nguyên tắc thực hành trồng trọt và thu hái cây thuốc theo GACP.
  • Kiến thức và kỹ năng cơ bản về các phương pháp, quy trình chiết xuất hoạt chất, phương pháp định tính, định lượng, phân lập chất tinh khiết, xác định cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập từ dược liệu.
  • Kiến thức cơ sở trong lý thuyết hóa học hữu cơ, cấu trúc hóa học, cơ chế phản ứng, tính chất, chuyển hóa và điều chế các hợp chất hữu cơ, giúp người học phát triển kỹ năng phân tích mối liên hệ giữa cấu trúc hóa học và tính chất lý hóa, vận dụng được các kiến thức về cấu trúc hóa học và cơ chế phản ứng vào lĩnh vực tổng hợp Hóa dược và Hóa học các hợp chất tự nhiên.

5. Đối tượng giảng dạy

5.1. Đào tạo Đại học:

Dược sĩ Đại học hệ Chính quy (D1, D2, D3, D4) và Cao đẳng Liên thông Chính quy.

Các học phần tham gia giảng dạy: Hóa hữu cơ (I và II), Thực vật Dược, Dược liệu, Dược học cổ truyền, Trồng và phát triển cây thuốc, Phương pháp nghiên cứu dược liệu, Nghiên cứu và Phát triển thuốc mới.

5.2. Đào tạo Sau Đại học:

Học viên Chuyên khoa cấp I chuyên ngành Dược liệu – Dược cổ truyền, chuyên ngành Tổ chức quản lý Dược.

6. Giáo trình và tài liệu

Bộ môn đã biên soạn, nghiệm thu, xuất bản và đưa vào giảng dạy các giáo trình:

  1. Nguyễn Thị Hoài (Chủ biên), Nguyễn Khánh Thùy Linh, Lê Thị Bích Hiền, Trần Thị Thùy Linh, Võ Quốc Hùng (2019), Giáo trình Đại học Phương pháp nghiên cứu dược liệu Tập 1: Các phương pháp sắc ký dùng trong nghiên cứu hóa học cây thuốc, NXB Đại học Huế. (ISBN: 978-604-974-096-1)
  1. Phan Văn Kiệm, Nguyễn Thị Hoài (Đồng chủ biên) (2018), Giáo trình thực hành Dược liệu học đào tạo Dược sĩ Đại học, NXB Đại học Huế (ISBN: 978-604-912-901-8)
  1. Nguyễn Thị Hoài (Chủ biên), Nguyễn Khánh Thùy Linh, Nguyễn Đình Quỳnh Phú (2018), Thực hành Dược liệu học, NXB Đại học Huế, Huế. (ISBN: 978-604-974-042-8)
  2. Phan Văn Kiệm (Chủ biên), Nguyễn Thị Hoài (Chủ biên), Hồ Viêt Đức, Lê Tuấn Anh (2018). Hóa Học và Hoạt Tính Sinh Học Của Chi Uvaria L. – Họ Na (Annonaceae) (Sách Chuyên Khảo). NXB Đại học Huế. (ISBN: 978-604-974-017-6)

Các giáo trình đã biên soạn và lưu hành nội bộ khác bao gồm: Dược liệu I và II, Dược cổ truyền, Thực vật Dược, Nghiên cứu và phát triển thuốc mới, Hóa Hữu cơ, Hóa Hữu cơ I và II.

Ngoài ra, cán bộ bộ môn cũng tham gia biên soạn giáo trình Giảng dạy thực địa, NXB Đại học Huế năm 2012.

7. Công trình nghiên cứu đã công bố

+ Đề tài nghiên cứu khoa học: tính đến 12/2023 cán bộ của Bộ môn đã chủ nhiệm các đề tài

            – 01 đề tài Nafosted

            – 06 cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo

            – 02 đề tài cấp Tỉnh (Sở Khoa học Công nghệ Thừa Thiên Huế)

            – 11 đề tài cấp Đại học Huế và nhiều đề tài cấp cơ sở khác

+ Công bố quốc tế và trong nước: cán bộ của Bộ môn là tác giả/đồng tác giả của hơn 70 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế, 02 báo cáo oral tại hội nghị quốc tế và trên 100 bài báo trên tạp chí chuyên ngành trong nước.

+ Bài đăng hội nghị: là tác giả/đồng tác giả của trên 16 poster trưng bày tại các hội nghị quốc tế.

 

 

Trả lời