Một số chủng biến thể của SARS-CoV-2 trên thế giới

Sau 57 ngày không có dịch trong cộng đồng, tại Hải Dương và Quảng Ninh đã phát hiện ổ dịch mới trong cộng đồng. Những trường hợp nhiễm COVID-19 ở Hải Dương có liên quan đến ca COVID-19 được khẳng định tại Nhật Bản đã nhiễm chủng virus biến thể siêu lây nhiễm B.1.1.7. PGS.TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn so với biến thể cũ, tốc độ lây lan nhanh hơn 70%.

Vậy hiện có những biến thể nào của SARS-CoV-2 đã được tìm thấy?

Khi virus tiếp xúc với môi trường nhất định, chúng biến đổi và tiến hóa, tạo ra các biến thể có thể có độc lực cao hơn.

Tỷ lệ đột biến của virus có RNA chuỗi đơn (ssRNA) được quan sát là cao hơn nhiều so với các sinh vật sở hữu ssDNA, và gấp nhiều lần so với những sinh vật có RNA chuỗi kép (dsDNA). Không phải tất cả các đột biến nhất thiết phải làm tăng độc lực, và trong phần lớn các trường hợp, trên thực tế, có thể có hại hoặc không quan trọng.

Vignuzzi & Andino (2012) lưu ý rằng thế hệ con của virus RNA, với bộ gen thường có kích thước từ 7-12 kb chiều dài, có xu hướng mang một hoặc hai đột biến riêng biệt trên mỗi vị trí nucleotide. Bộ gen  của virus SARS-CoV-2 được cho là có chiều dài khoảng 27-31 kb, làm tăng tổng số đột biến mắc phải mà không nhất thiết phải tăng tỷ lệ mắc bệnh.

Sar CoV 2

Một chủng mới với số lượng đột biến đặc biệt lớn lần đầu tiên được ghi nhận ở Anh vào tháng 9 năm 2020, được gọi là VOC 202012/01 (a variant of concern – một biến thể cần quan tâm – tháng 12 năm 2020), và còn được gọi là 20B / 501Y.V1 hoặc B.1.1.7 theo CDC Hoa Kỳ.

Theo CDC, tính đến ngày 11 tháng 1 năm 2021, cho đến nay đã có 72 trường hợp B.1.1.7 được tìm thấy ở Hoa Kỳ. Phần lớn các biến thể này được tìm thấy ở California hoặc Florida, có thể là do sự kết hợp của số lượt truy cập cao hơn và tỷ lệ thử nghiệm tăng ở những bang này so với những bang khác.

SARS-CoV-2 tương tác với các thụ thể ACE2 trong cơ thể bằng cách sử dụng protein gai (spike protein) của nó. Protein này bao gồm hai tiểu đơn vị, đơn vị đầu tiên chứa miền liên kết thụ thể (receptor-binding domain – RBD). Dòng B.1.1.7 có đột biến trên vùng RBD, cụ thể là với một acid amin asparagin được thay thế bằng tyrosine ở vị trí 501, do đó đột biến được gọi là N501Y.

Ngoài ra, chủng này thường cho thấy sự mất đi các acid amin 69 và 70, cũng được thấy là tự phát sinh ở các chủng khác, gây ra sự thay đổi cấu trúc của protein gai. Ở vị trí 681, một đột biến từ một acid amin proline thành histidine cũng được tìm thấy phát sinh tự phát ở một số chủng và nổi bật trong B.1.1.7, cũng như đột biến khung đọc mở 8, chức năng của nó vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ. Một số bằng chứng cho thấy rằng chủng này dễ lây truyền hơn, mặc dù nó dường như không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn hoặc làm giảm hiệu quả của vắc-xin.

Một chủng khác, B.1.351 (còn được gọi là 20C / 501Y.V2), tương tự đột biến N501Y, mặc dù không biểu hiện việc mất vị trí 69 và 70. Biến thể này lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi, tháng 10 năm 2020, và có đã được tìm thấy ở một số quốc gia khác kể từ đó, bao gồm cả Zambia, nơi đây là chủng vi rút chiếm ưu thế vào tháng 12 năm 2020.

Giống như B.1.1.7, các đột biến của B.1.351 không được tìm thấy có ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tương tự, đột biến P681H thường thấy trong B.1.1.7 đã được ghi nhận trong một chủng có nguồn gốc từ Nigeria, B.1.1.207, mặc dù không có đột biến nào trong số 22 đột biến chỉ có ở B.1.1.7 được quan sát thấy.

Một chủng nốt khác gần đây đã được Viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản mô tả, được cho là đã đến nước này từ Brazil vào ngày 6/1/2021. Nó được gọi là B.1.1.248, và mang 12 đột biến trong protein gai, bao gồm N501Y đã đề cập trước đó và sự trao đổi acid glutamic với lysine ở vị trí 484 (E484K). Đột biến E484K trước đây đã được báo cáo trong một dòng dõi khác có nguồn gốc từ Brazil vào đầu mùa hè năm 2020 (B.1.1.28).

Trở lại với biến thể B.1.1.7 , PGS.TS Trần Đắc Phu phân tích: “Chưa có thông tin nào khẳng định biến thể mới của virus SARS-CoV-2 làm cho bệnh nặng lên, hoặc chưa làm số lượng tử vong tăng lên nhưng cũng có thông tin như Thủ tướng nước Anh tuyên bố trên các phương tiện thông tin đại chúng là số lượng ca tử vong tăng lên do biến thể mới. Vấn đề này tiếp tục nghiên cứu nhưng tôi chắc chắn một điều là với tốc độ lây lan nhanh chóng mà nếu lây lan vào bệnh viện thì số ca mắc trong bệnh viện sẽ tăng. Từ đó, số tử vong sẽ tăng vì bệnh viện là nơi có nhiều bệnh nhân nặng. Ngoài ra, khi để dịch bùng phát đến vỡ trận, không thể xử lý được như một số nước ở Châu Âu thì hết sức nguy hiểm”

PGS.TS Trần Đắc Phu, bản thân người dân phải tốt các công tác phòng bệnh như thực hiện thông điệp “5K” của Bộ Y tế, bao gồm khẩu trang – khử khuẩn – khoảng cách – không tụ tập – khai báo y tế. Bởi phòng bệnh cho mình chính là phòng bệnh cho gia đình, cộng đồng.

Tổng hợp và lược dịch

ThS. DS. Nguyễn Hữu Tiến

Tham khảo

  1. Bộ Y tế, Trang tin về dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, “Biến thể mới của SARS-CoV-2 xuất hiện tại Hải Dương có nguy hiểm hơn trước đây?” (truy cập 30/1/2021:  https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/6847426-878)
  2. Vignuzzi, M. & Andino, R. (2012) Closing the gap: the challenges in converging theoretical, computational, experimental and real-life studies in virus evolution. Current Opinion in Virology, 2(5). https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1879625712001435?via=ihub
  3. Number of total and positive coronavirus (COVID-19) tests conducted in the U.S. as of January 11, 2021, by state (2021) Statistica. https://www.statista.com/statistics/1111716/covid19-us-positive-tests-by-state/
  4. Pereira, F. (2020) Evolutionary dynamics of the SARS-CoV-2 ORF8 accessory gene. Infection, Genetics and Evolution, 85. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7467077/
  5. Emerging SARS-CoV-2 Variants (2021) Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/more/science-and-research/scientific-brief-emerging-variants.html#_ftn1
  6. Duffy, S. (2018) Why are RNA virus mutation rates so damn high? PLoS Biology, 16(8). https://journals.plos.org/plosbiology/article?id=10.1371/journal.pbio.3000003
  7. Brief report: New Variant Strain of SARS-CoV-2 Identified in Travelers from Brazil (2021) National Institute of Infectious Diseases. https://www.niid.go.jp/niid/en/2019-ncov-e/10108-covid19-33-en.html
  8. Koyama, T., Platt, D. & Parida, L. (2020) Variant analysis of SARS-CoV-2 genomes. Bulletin World Health Organization, 98(7). https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7375210

Trả lời