Abscisic acid (ABA) là một sesquiterpene được tìm thấy trong tự nhiên, đặc biệt là trong nhiều loại trái cây và rau quả như sung, táo, việt quất, chuối, bơ, dưa chuột và một số loài thuộc chi Citrus. Trong cơ thể sống, ABA nội sinh được giải phóng bởi các tế bào β của tuyến tụy khi nồng độ glucose máu cao nhằm giúp kiểm soát đường huyết và cân bằng nội môi.
Một số nghiên cứu in vitro và in vivo trong những năm gần đây đã làm rõ hơn vai trò của ABA với đường huyết ở người. Cơ chế hoạt động của ABA là điều chỉnh các gen liên quan đến chuyển hóa carbohydrate. Đặc biệt, ABA liên kết với thụ thể Lanthionine synthetase C-like 2 (LANCL2) và tạo tín hiệu tế bào. Chuỗi hoạt động này làm tăng biểu hiện của chất vận chuyển glucose (GLUT-4) và kích thích Glucagon-like peptide-1 (GLP-1) giải phóng trong ruột, giúp hỗ trợ hấp thu glucose vào trong tế bào. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy, chế độ ăn uống với liều thấp ABA đã cải thiện khả năng dung nạp glucose ở chuột khỏe mạnh mà không làm tăng lượng insulin. Bên cạnh đó, ở chuột mắc bệnh tiểu đường, ABA được sử dụng với đường uống cũng đã cải thiện khả năng dung nạp glucose. Đặc biệt, ABA với liều thấp cũng đã được chứng minh không làm tăng tiết insulin và điều này có lợi cho các bệnh nhân tiểu đường, tiền tiểu đường và người có hội chứng chuyển hóa, những người thiếu và/hoặc đề kháng insulin.
Gần đây, dịch chiết ABA từ quả sung (Ficus carica L.) – ABAlifeTM, đã được tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả trên các thông số chuyển hóa glucose, đặc biệt là chỉ số Glycemic Index (GI) và chỉ số Insulinemic (II) bởi các nhà khoa học tại Đại học Sydney. Chỉ số GI cho thấy cơ thể có thể chuyển hóa một bữa ăn nhanh và hiệu quả như thế nào, trong khi chỉ số II cho thấy lượng insulin mà cơ thể tiết ra để đáp ứng với bữa ăn đó.
Các mẫu thử ABAlifeTM với hàm lượng 100 mg và 200 mg được cung cấp cho các đối tượng khỏe mạnh. Kết quả thu được đầy hứa hẹn. Liều cao nhất với 200 mg ABAlife được thêm vào dung dịch glucose làm giảm nồng độ glucose và insulin trong máu từ phút 30 đến 120 phút sau khi sử dụng. Chỉ số đường huyết (GI) cải thiện đáng kể so với dung dịch glucose tham chiếu. Liều thấp hơn (100 mg) cũng có hiệu quả trên GI nhưng không đạt được ý nghĩa thống kê. Đặc biệt, cả hai liều đều có thể làm giảm đáng kể Chỉ số Insulinemic sau bữa ăn (II), với liều cao nhất cho thấy giá trị đáng kể hơn (p
Như vậy, bên cạnh ABA nội sinh trong cơ thể, việc sử dụng ABA trong chế độ ăn uống dưới dạng thực phẩm hoặc đồ uống có thể được đề xuất như một giải pháp giúp cải thiện khả năng dung nạp glucose, đặc biệt giúp duy trì đường huyết khỏe mạnh và ngăn ngừa tiểu đường.
Tổng hợp và lược dịch
Trần Thị Thùy Linh
Tài liệu tham khảo
- Ameri P., Bruzzone S., Mannino E., Sociali G., Andraghetti G., Salis A., Ponta M. L., Briatore L., Adami G. F., Ferraiolo A., Venturini P. L., Maggi D., Cordera R., Murialdo G., … Zocchi E. (2015). Impaired increase of plasma abscisic Acid in response to oral glucose load in type 2 diabetes and in gestational diabetes. PloS one, 10(2), e0115992.
- Bassaganya-Riera, J., Guri, A. J., Lu, P., Climent, M., Carbo, A., Sobral, B. W., Horne, W. T., Lewis, S. N., Bevan, D. R., … Hontecillas, R. (2010). Abscisic acid regulates inflammation via ligand-binding domain-independent activation of peroxisome proliferator-activated receptor gamma. The Journal of biological chemistry, 286(4), 2504-2516.
- Bassaganya-Riera J., J. Skoneczka, D. G. Kingston, A. Krishnan, S. A. Misyak, A. J. Guri, A. Pereira, A. B. Carter, P. Minorsky, R. Tumarkin and R. Hontecillas (2010), “Mechanisms of action and medicinal applications of abscisic Acid”, Curr Med Chem, 17(5), 467-478.
- Lievens L., J. Pollier, A. Goossens, R. Beyaert and J. Staal (2017), “Abscisic Acid as Pathogen Effector and Immune Regulator”, Front Plant Sci, 8, 587.
- Zangra Andrea (2018), “Effect of a Novel Ficus Carica (Fig) Fruit Extract Standardized in Abscisic Acid on the Glycemic and Insulinemic Responses in Healthy Human Subjects”, Diabetes, 67(Supplement 1).
- Zocchi E., R. Hontecillas, A. Leber, A. Einerhand, A. Carbo, S. Bruzzone, N. Tubau-Juni, N. Philipson, V. Zoccoli-Rodriguez, L. Sturla and J. Bassaganya-Riera (2017), “Abscisic Acid: A Novel Nutraceutical for Glycemic Control”, Front Nutr, 4, 24.
- 6 loại thảo dược có khả năng gây tổn thương gan
- Tirzepatide giúp cải thiện tình trạng suy tim phân suất tống máu bảo tồn trên bệnh nhân béo phì
- FDA chấp thuận Ebglyss (Lebrikizumab) điều trị viêm da dị ứng
- Bệnh Alzheimer: Các loại thuốc mới được chấp thuận trên lâm sàng có tạo ra sự khác biệt thực sự không?
- FDA chấp thuận vắc-xin cúm dạng xịt mũi đầu tiên sử dụng tại nhà
- Tổn thương gan do thuốc
- Bốn hợp chất phenolic mới từ quả của loài Alpinia galanga
- Tác dụng kháng virus của gamma-mangostin
- Chế độ ăn Keto có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa cơ quan
- Một số điểm mới trong quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc từ 17/11/2023
- Si rô ngô giàu fructose thúc đẩy sự phát triển khối u đường ruột ở chuột
- FDA cấp phép phê duyệt nhanh AMTAGVI điều trị ung thư hắc tố da
- WAINUA – THUỐC MỚI ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐA THẦN KINH TÍCH TỤ AMYLOID DO ĐỘT BIẾN GEN
- CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN CỦA IDSA VỀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN DO ACINETOBACTER BAUMANNII KHÁNG CARBAPENEM NĂM 2023
- Làm việc vào ban đêm, buồn ngủ và sử dụng thuốc Modafinil
- FDA chấp thuận Vegzelma trong điều trị ung thư