Năm 2016 một nghiên cứu trong gần 20 năm được đầu tư bởi tập đoàn Novartis thông qua chương trình AirPROM (Airway Disease Predicting Outcomes through Patient Specific Computational Modelling – là dự án 5 năm trên toàn Châu Âu sử dụng công nghệ thông tin tạo ra một mô hình hệ thống đường thở để dự đoán sự tiến triển và đáp ứng với điều trị của bệnh hen/COPD) đã công bố một hoạt chất mới trị hen phế quản dùng đường uống với tên gọi là FEVIPIPRANT. Thuốc này đã có hiệu quả làm giảm đáng kể mức độ hen suyễn và có thể được dùng để thay thế các thuốc cắt cơn hen dạng xịt vẫn thường sử dụng trong thời gian qua.
Hình 1. Cấu trúc hóa học của Fevipiprant
Nghiên cứu được tiến hành bởi Giáo sư Chris Brightling đến từ Đại học Leicester ở U.K. Nội dung của nghiên cứu được tiến hành như sau:
– Tổng cộng có 61 người tham gia nghiên cứu, được chia thành hai nhóm.
Các nhà nghiên cứu đã đánh giá tác dụng của thuốc đối với phản ứng viêm của đường thở bằng cách đo chỉ số Eosinophil (Bạch cầu ái toan) trong đờm và nước bọt của từng bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người bị hen suyễn mức độ vừa đến nặng đã dùng Fevipiprant có chỉ số Eosinophil giảm từ 5.4% xuống chỉ còn 1.1% trong 12 tuần, cho thấy mức độ hen giảm. Đặc biệt, nghiên cứu này tiến hành quan sát triệu chứng, thực hiện các phép đo chức năng phổi, chụp CT ngực để cho thấy hình ảnh toàn diện về tác dụng của Fevipiprant. Các phương pháp điều trị trước đây hầu hết đề có thể cải thiện một số đặc điểm của bệnh hen suyễn, nhưng với Fevipiprant, kết quả ghi nhận tất cả các loại xét nghiệm đều có sự cải thiện.
Trong quá tiến hành nghiên cứu, không có trường hợp tử vong hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng được báo cáo, và không có trường hợp bệnh nhân rút khỏi nghiên cứu có liên quan đến thuốc.Những kết quả thử nghiệm lâm sàng ban đầu rất khả quan, tuy nhiên đây chỉ là kết quả thử nghiệm trên quy mô nhỏ. Trong thời gian tới, nghiên cứu sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả của thuốc trong các thử nghiệm lâm sàng ở những bệnh nhân bị hen nặng với quy mô lớn để đánh giá các tác dụng không mong muốn cũng như khả năng cắt cơn hen về lâu dài.
Đến khoảng giữa năm 2017, các nghiên cứu về dược động học của thuốc đã được công bố. Fevipiprant là chất đối kháng thụ thể prostaglandin D2 (DP2, hay còn gọi là CRTh2), thời gian để thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương là 1-3 giờ, thời gian bán thải t1/2 khoảng 20 giờ, trạng thái ổn định đạt được sau 4 ngày với khả năng tích lũy
Bên cạnh đó, Fevipiprant được xác định là chất nền của chất vận chuyển anion hữu cơ 3 (OAT-3) hấp thu qua thận, là chất nền của polypeptide vận chuyển anion hữu cơ 1B3 (OATP1B3) hấp thu qua gan và được bài tiết qua mật và thận nhờ gen MDR-1/P-gp. Fevipiprant được thải trừ dưới dạng chuyển hóa liên hợp glucuronide nhờ xúc tác của enzyme uridine 5′-diphospho glucuronosetyltransferase (UGT) cũng như bài tiết trực tiếp. Tất cả những yếu tố trên dẫn đến nguy cơ tương tác thuốc – thuốc lớn hoặc sự biến đổi dược động học ở các chủng tộc khác nhau đối với hợp chất này.
Mặc dù tác nhân sinh học mới này đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn ở nhiều bệnh nhân bị hen và COPD có chứng viêm đường hô hấp do Eosinophil, tuy nhiên không phải tất cả bệnh nhân đều đáp ứng tốt như nhau mặc dù có những đặc điểm lâm sàng và phản ứng viêm tương tự. Tính không đồng nhất trong đáp ứng điều trị có thể liên quan đến sự khác biệt của các thể lâm sàng và cơ chế bệnh sinh.
Tổng hợp
Ds. Ngô Thị Kim Cúc
Tài liệu tham khảo
1. Erpenbeck VJ, Vets E, Gheyle L, Osuntokun W, Larbig M, Neelakantham S, Sandham D, Dubois G, Elbast W, Goldsmith P, Weiss M (Jul/Aug 2016), “Pharmacokinetics, Safety, and Tolerability of Fevipiprant (QAW039), a Novel CRTh2 Receptor Antagonist: Results From 2 Randomized, Phase 1, Placebo-Controlled Studies in Healthy Volunteers“, Clinical Pharmacology in Drug Development, Volume 5, Issue 4, pages 306–313.
2. Guidelines for the Diagnosis and Management of Asthma, NCBI.3. Jörg König, Fabian Müller and Martin F. Fromm, Martin C. Michel (July 2013), “Transporters and Drug-Drug Interactions: Important Determinants of Drug Disposition and Effects”, Pharmacological Reviews , 65 (3) 944-966.
3. Jörg König, Fabian Müller and Martin F. Fromm, Martin C. Michel (July 2013), “Transporters and Drug-Drug Interactions: Important Determinants of Drug Disposition and Effects”, Pharmacological Reviews , 65 (3) 944-966.
4. Pearson D, Weiss HM, Jin Y, Jaap van Lier J, Erpenbeck VJ, Glaenzel U, End P, Woessner R, Eggimann F, Camenisch G (Jul 2017),” Absorption, Distribution, Metabolism, and Excretion of the Oral Prostaglandin D2 Receptor 2 Antagonist Fevipiprant(QAW039) in Healthy Volunteers and In Vitro”, Drug metabolism and disposition ,The American Society for Pharmacology and Experimental Therapeutics, Vol. 45, Issue 7.
5. https://www.medicalnewstoday.com/articles/312188.php?sr (trích ngày 10/12/2017)
- 6 loại thảo dược có khả năng gây tổn thương gan
- Tirzepatide giúp cải thiện tình trạng suy tim phân suất tống máu bảo tồn trên bệnh nhân béo phì
- FDA chấp thuận Ebglyss (Lebrikizumab) điều trị viêm da dị ứng
- Bệnh Alzheimer: Các loại thuốc mới được chấp thuận trên lâm sàng có tạo ra sự khác biệt thực sự không?
- FDA chấp thuận vắc-xin cúm dạng xịt mũi đầu tiên sử dụng tại nhà
- Tổn thương gan do thuốc
- Bốn hợp chất phenolic mới từ quả của loài Alpinia galanga
- Tác dụng kháng virus của gamma-mangostin
- Chế độ ăn Keto có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa cơ quan
- Một số điểm mới trong quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc từ 17/11/2023
- Si rô ngô giàu fructose thúc đẩy sự phát triển khối u đường ruột ở chuột
- FDA cấp phép phê duyệt nhanh AMTAGVI điều trị ung thư hắc tố da
- WAINUA – THUỐC MỚI ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐA THẦN KINH TÍCH TỤ AMYLOID DO ĐỘT BIẾN GEN
- CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN CỦA IDSA VỀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN DO ACINETOBACTER BAUMANNII KHÁNG CARBAPENEM NĂM 2023
- Làm việc vào ban đêm, buồn ngủ và sử dụng thuốc Modafinil
- FDA chấp thuận Vegzelma trong điều trị ung thư