Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đại dịch COVID-19 đã khiến hơn 1,27 triệu người chết và hơn 51,25 triệu trường hợp bị nhiễm được xác nhận trên toàn thế giới tính đến thời điểm giữa tháng 11 năm 2020.
Hơn một nửa số bệnh nhân bị nhiễm coronavirus cấp tính 2019 (COVID-19) tiếp tục mệt mỏi dai dẳng 10 tuần sau khi phát bệnh, theo một nghiên cứu được công bố trên PLOS ONE.
Mệt mỏi là một trong những phàn nàn phổ biến nhất của những người mắc hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng coronavirus 2, là loại vi rút gây nhiễm COVID-19. Những tác động và hậu quả lâu dài của việc nhiễm virus vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và người ta đã lo ngại rằng COVID-19 gây ra hội chứng mệt mỏi sau khi nhiễm.
Virus corona gây dịch COVID-19
(Nguồn: vimed.org)
Nghiên cứu trên vừa mới thực hiện tại Ireland bao gồm 128 bệnh nhân trước đó đã được chẩn đoán mắc COVID-19, trong đó 54% là nữ và có độ tuổi trung bình là 49,5 tuổi. Hơn một nửa số người tham gia, 55,5%, đã được nhập viện, trong khi những người còn lại được điều trị ngoại trú. Đánh giá trung bình diễn ra 72 ngày sau khi xuất viện hoặc, nếu họ được điều trị ngoại trú, 14 ngày sau khi chẩn đoán.
Theo nghiên cứu này, hơn một nửa số bệnh nhân mệt mỏi ít nhất 6 tuần sau khi nhiễm bệnh. Chỉ 54 bệnh nhân (42,2%) cho biết họ cảm thấy sức khỏe bình thường trở lại. Các nhà điều tra không tìm thấy mối liên hệ nào giữa mức độ nghiêm trọng của bệnh, mức độ cần nhập viện với khả năng bị mệt mỏi dai dẳng sau khi nhiễm COVID-19.
“Nghiên cứu này nhấn mạnh gánh nặng bệnh tật của việc mệt mỏi sau khi nhiễm COVID. Nó cũng chứng minh rằng mệt mỏi sau nhiễm COVID không liên quan đến mức độ nghiêm trọng của việc nhiễm lúc ban đầu, do đó, dự đoán sự phát triển của nó là không dễ dàng”, các tác giả nghiên cứu cho biết.
Hạn chế của nghiên cứu đó là mẫu nghiên cứu chủ yếu là người da trắng và người Ireland. Ngoài ra, những người tham gia nghiên cứu chỉ được đánh giá tại một thời điểm duy nhất mà không theo dõi lâu dài.
Tài liệu tham khảo
https://www.pharmacytimes.com/news/persistent-fatigue-common-after-covid-19-infection
Lược dịch ngày 16/11/2020
ThS. Ngô Thị Thu Hằng
- 6 loại thảo dược có khả năng gây tổn thương gan
- Tirzepatide giúp cải thiện tình trạng suy tim phân suất tống máu bảo tồn trên bệnh nhân béo phì
- FDA chấp thuận Ebglyss (Lebrikizumab) điều trị viêm da dị ứng
- Bệnh Alzheimer: Các loại thuốc mới được chấp thuận trên lâm sàng có tạo ra sự khác biệt thực sự không?
- FDA chấp thuận vắc-xin cúm dạng xịt mũi đầu tiên sử dụng tại nhà
- Tổn thương gan do thuốc
- Bốn hợp chất phenolic mới từ quả của loài Alpinia galanga
- Tác dụng kháng virus của gamma-mangostin
- Chế độ ăn Keto có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa cơ quan
- Một số điểm mới trong quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc từ 17/11/2023
- Si rô ngô giàu fructose thúc đẩy sự phát triển khối u đường ruột ở chuột
- FDA cấp phép phê duyệt nhanh AMTAGVI điều trị ung thư hắc tố da
- WAINUA – THUỐC MỚI ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐA THẦN KINH TÍCH TỤ AMYLOID DO ĐỘT BIẾN GEN
- CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN CỦA IDSA VỀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN DO ACINETOBACTER BAUMANNII KHÁNG CARBAPENEM NĂM 2023
- Làm việc vào ban đêm, buồn ngủ và sử dụng thuốc Modafinil
- FDA chấp thuận Vegzelma trong điều trị ung thư