Thông tin chung
Các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy hay nhiễm khuẩn đường ruột là tác dụng phụ phổ biến của liệu pháp điều trị kháng sinh, nguyên nhân thường gặp nhất là do sự gián đoạn của hệ vi khuẩn đường ruột, trong đó khoảng 20−30% các trường hợp liên quan đến nhiễm Clostridium difficile (C. diffcile). Mặc dù không loại trừ được loại kháng sinh đặc biệt nào, các báo cáo cho thấy sử dụng kháng sinh phổ rộng làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiễm C. diffcile cao hơn so với kháng sinh phổ hẹp. Các loại kháng sinh thường gặp nhất gây nhiễm C. diffcile là clindamycin, cephalosporin (đặc biệt là cephalosporin thế hệ thứ hai và thứ ba), quinolone, co-amoxiclav và aminopenicillins.
Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ khác liên quan đến nhiễm C. diffcile cũng được ghi nhận bao gồm (1),(2),(5),(6):
– Tuổi: Nguy cơ bị nhiễm C. difficile cao hơn 10 lần ở những người từ 65 tuổi trở lên
– Nhập viện gần đây hoặc kéo dài thời gian nhập viện, có tiếp xúc với người mang mầm bệnh.
– Liệu trình: điều trị bằng kháng sinh trong thời gian dài, uống nhiều loại kháng sinh đồng thời hoặc nhiều đợt kháng sinh
– Bệnh lý: bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc bệnh lý viêm ruột.
– Điều trị đồng thời với thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc ức chế receptor H2 khác cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm C. difficile
Nghiên cứu liên quan
Ba nghiên cứu phân tích gộp được thực hiện trên những bệnh nhân mắc C. diffcile bao gồm 1 nghiên cứu liên quan đến nhiễm C. difficile bệnh viện (Slimings và Riley 2014)(3) và 2 nghiên cứu liên quan đến nhiễm C. difficile cộng đồng (Brown et al.2013 và Deshpande et al. 2013)(2),(4) đã kết luận rằng các kháng sinh có nguy cơ cao bao gồm clindamycin, cephalosporin (thế hệ thứ hai, thứ ba và thứ tư) và quinolone. Tuy nhiên, dữ liệu giải thích nguy cơ nhiễm C. diffcile ở các nhóm kháng sinh khác nhau là khác nhau, vì vậy khó có thể đánh giá nhóm kháng sinh nào gây nguy cơ cao hơn. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc phối hợp kháng sinh trimethoprim-sulfonamides trong điều trị cũng liên quan đến tăng nguy cơ nhiễm C. diffcile so với điều trị trimethoprim đơn độc. Kháng sinh kết hợp như co-amoxiclav và piperacillin-tazobactam làm gia tăng có ý nghĩa nguy cơ nhiễm C. diffcile gấp 1,5 lần. (3)
Một nghiên cứu phân tích khác được thực hiện dựa trên hệ thống dữ liệu FAERS – Hệ thống báo cáo sự kiện bất lợi của FDA từ ngày 1 tháng 1 năm 2015 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017 (7). Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá mối liên quan giữa nhiễm C. difficile (CDI – Clostrium difficile infection) và các nhóm kháng sinh quan trọng trong những năm gần đây liên quan đến thuốc kháng sinh được sử dụng theo đường uống, tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận nhóm lincosamide (clindamycin) có CDI cao nhất (46,95, KTC 95%: 39,49-55,82) trong số tất cả các nhóm kháng sinh được đưa vào nghiên cứu. Nhóm monobactam (aztreonam) có CDI cao thứ hai (29,97, KTC 95%: 14,60-61,54). CDI của nhóm trimethoprim-sulfonamides là thấp nhất (3,32, 95% CI: 2,03-5,43). Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra bệnh nhân 65 tuổi trở lên có CDI cao hơn những người dưới 65 tuổi (những bệnh nhân dùng kết hợp penicillin, carbapenems, cephalosporin, tetracycline, macrolide, fluoroquinolones và trimethoprim-sulfamethoxazole) và nguy cơ ngược lại đối với bệnh nhân sử dụng lincosamides khi bệnh nhân 65 tuổi trở lên có CDI thấp hơn.(8)
Nghiên cứu theo dõi dọc mới đây của Brown KA và các công sự (2020)(9) liên quan đến lựa chọn kê đơn thuốc kháng sinh và so sánh các nguy cơ nhiễm C. Difficile chỉ ra rằng mỗi ngày tiếp xúc với thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm C. difficile. So với liệu trình 7 ngày, liệu trình 14 ngày có nguy cơ cao hơn 27%, trong khi liệu trình 5 ngày có nguy cơ ít hơn 9%(10). Kết quả có sự tương đồng với các phân tích tổng hợp trước đây rằng clindamycin, fluoroquinolones và cephalosporin là nhóm có nguy cơ cao nhất và tetracycline là nhóm có nguy cơ thấp. Trong đó, moxifloxacin (một fluoroquinolon đường hô hấp) có khả năng bao phủ yếm khí kéo dài, gây ra rủi ro lớn hơn ciprofloxacin và levofloxacin. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cung cấp thêm bằng chứng cho thấy sự kết hợp penicillin-beta-lactamase nên được kê đơn một cách thận trọng, đặc biệt là amoxicillin-clavulanate gây nguy cơ nhiễm C. difficile cao.
Khuyến cáo kê đơn
Dựa trên các báo cáo đánh giá, Bộ Y tế và Sức khỏe Cộng đồng Anh đã đưa ra khuyến cáo thận trọng trong kê đơn kháng sinh nhằm ngăn ngừa nhiễm C. diffcile. Những hướng dẫn này khuyến cáo tránh sử dụng clindamycin và cephalosporin thế hệ thứ hai và thứ ba bất cứ khi nào có thể (đặc biệt là ở người lớn tuổi) và giảm thiểu việc sử dụng quinolone, carbapenem và các aminopenicillins tác dụng kéo dài. Các hướng dẫn cũng đặc biệt khuyến nghị giảm sử dụng các đợt kháng sinh lặp đi lặp lại trong bệnh viện. Chỉ nên sử dụng kháng sinh phổ rộng hạn chế khi được chỉ định bởi tình trạng lâm sàng của người bệnh, và nên được xem xét sau khi có kết quả xét nghiệm vi sinh hoặc dựa trên sự nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh.
Tổng hợp
Ngô Thị Kim Cúc
Tài liệu tham khảo
- National Institute for Health and Care Excellence (2013), Diarrhoea – antibiotic associated, NICE clinical knowledge summary [online; accessed 7 November 2014]
- Brown KA, Khanafer N, Daneman N et al. (2013) Meta-analysis of antibiotics and the risk of
community-associated Clostridium diffcile infection, Antimicrobial Agents and Chemotherapy 57: 2326-32 - Slimings C and Riley TV (2014), Antibiotics and hospital-acquired Clostridium diffcile infection: update of systematic review and meta-analysis, Journal of Antimicrobial Chemotherapy 69: 881-91
- Deshpande A, Pasupuleti P, Thota P et al. (2013) Community-associated Clostridium diffcile
infection and antibiotics: a meta-analysis, Journal of Antimicrobial Chemotherapy 68: 1951-61 - Department of Health and Health Protection Agency (2008) Clostridium diffcile infection: how to deal with the problem. [online; accessed 7 November 2014]
- Public Health England (2014) Clostridium diffcile ribotyping network (CDRN) report 2011-13.
[online; accessed 7 November 2014] - Food and Drug Administration. FDA Adverse Event Reporting System (FAERS) (2018), Availablefrom http://www.fda.gov/Drugs/GuidanceCompliance RegulatoryInformation/Surveillance/AdverseDrugEffects/default.htm, Accessed July 24; 2018. [http://www.fda.gov/Drugs/GuidanceCompliance+RegulatoryInformation/Surveillance/AdverseDrugEffects/default.htm&publication_year=2018&“>Google Scholar]
- Chengwen Teng1,2, Kelly R. Reveles1,3, Obiageri O. Obodozie-Ofoegbu1,2, Christopher R. Frei (2019), Clostridium difficile Infection Risk with Important Antibiotic Classes: An Analysis of the FDA Adverse Event Reporting System, International Journal of Medical Sciences, 16(5): 630-635. doi: 10.7150/ijms.30739
- Kevin Antoine Brown,Bradley Langford,Kevin L Schwartz, et al. (2020), “Antibiotic Prescribing Choices and Their Comparative C. Difficile Infection Risks: A Longitudinal Case-Cohort Study”, Clinical Infectious Diseases. https://doi.org/10.1093/cid/ciaa124
- Wald-Dickler N, Spellberg B (2019). Short-course antibiotic therapy—replacing constantine units with “shorter is better.” Clin Infect Dis; 69:1476–1479.
- 6 loại thảo dược có khả năng gây tổn thương gan
- Tirzepatide giúp cải thiện tình trạng suy tim phân suất tống máu bảo tồn trên bệnh nhân béo phì
- FDA chấp thuận Ebglyss (Lebrikizumab) điều trị viêm da dị ứng
- Bệnh Alzheimer: Các loại thuốc mới được chấp thuận trên lâm sàng có tạo ra sự khác biệt thực sự không?
- FDA chấp thuận vắc-xin cúm dạng xịt mũi đầu tiên sử dụng tại nhà
- Tổn thương gan do thuốc
- Bốn hợp chất phenolic mới từ quả của loài Alpinia galanga
- Tác dụng kháng virus của gamma-mangostin
- Chế độ ăn Keto có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa cơ quan
- Một số điểm mới trong quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc từ 17/11/2023
- Si rô ngô giàu fructose thúc đẩy sự phát triển khối u đường ruột ở chuột
- FDA cấp phép phê duyệt nhanh AMTAGVI điều trị ung thư hắc tố da
- WAINUA – THUỐC MỚI ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐA THẦN KINH TÍCH TỤ AMYLOID DO ĐỘT BIẾN GEN
- CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN CỦA IDSA VỀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN DO ACINETOBACTER BAUMANNII KHÁNG CARBAPENEM NĂM 2023
- Làm việc vào ban đêm, buồn ngủ và sử dụng thuốc Modafinil
- FDA chấp thuận Vegzelma trong điều trị ung thư