Beta-caryophyllene là một terpen được tìm thấy nhiều trong tinh dầu của nhiều loài dược liệu như hương thảo, cần sa, tiêu đen. Đây là thành phần chính tạo nên mùi hương của dược liệu và đồng thời beta-caryophyllene đã được chứng minh có khả năng chữa được bệnh trầm cảm và lo âu ở người.
Cấu trúc beta-caryophyllene (Nguồn: Wikipedia)
Ngoài công dụng là chữa được trầm cảm và lo âu, gần đây một nhóm nghiên cứu của trường đại học Indiana University (IU) của Mỹ chứng minh đươc rằng beta-caryophyllene có trong tinh dầu của hoa oải hương (Lavender), hương thảo (Rosemary) và hoàng lan (ylang ylang) và một số loại thảo mộc, gia vị như hạt tiêu đen đã hỗ trợ tích cực cho quá trình phục hồi những vùng da bị tổn thương.
Nghiên cứu được tiến hành thử nghiệm trên mô da của chuột đã phát hiện ra hợp chất beta-caryophyllene hỗ trợ sự phát triển và di chuyển của tế bào, đồng thời quan sát được biểu hiện của gen tăng lên của tế bào gốc nang lông được điều trị.
Đại diện của nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng đây là phát hiện đầu tiên ở cấp độ hợp chất hóa học có khả năng chữa lành vết thương thông qua những thay đổi về biểu hiện gen trên da. Đặc biệt hơn cách biểu hiện gen thay đổi cũng cho thấy không chỉ cải thiện khả năng chữa lành vết thương mà còn có khả năng hình thành sẹo ít hơn và phục hồi nhanh hơn.
Chi tiết hơn, trong quá trình nghiên cứu nhóm đã quan sát được một số giai đoạn quan trong của cơ chế chữa lành vết thương của hợp chất này. Đầu tiên là giai đoạn viêm, tiếp theo là giai đoạn tăng sinh tế bào và cuối cùng là giai đoạn tu sửa. Tác giả nhận định rằng quá trình này sẽ được đẩy nhanh nếu như giai đoạn viêm bị ức chế. Điều quan trọng hỗ trợ tốt cho quá trình này là beta-caryophyllene có khả năng kích hoạt các thụ thể cannabinoid 2 (CB2) điều này sẽ đẩy nhanh giai đoạn viêm. Tuy nhiên theo nhận định của nhóm tác giả thì ngoài phát hiện khả năng kích hoạt thụ thể CB2 thì còn một số con đường khác phức tạp hơn nhiều trong quá trình hỗ trợ chữa lành vết thương. Nhóm hy vọng sẽ sớm làm rõ cơ chế này trong thời gian sớm nhất
Mặc dù là kết quả nghiên cứu đầy triển vọng tuy nhiên nhóm tác giả vẫn khuyên chúng ta không nên dùng bất cứ loại tinh dầu nào để chữa vết thương vì nghiên cứu này thực hiện trên một hợp chất tinh khiết và được pha loãng ở một nồng độ thích hợp.
Tổng hợp
Đoàn Quốc Tuấn
Tài liệu tham khảo
- Sachiko Koyama, Anna Purk, Manpreet Kaur, Helena A. Soini, Milos V. Novotny, Keith Davis, C. Cheng Kao, Hiroaki Matsunami, Anthony Mescher. Beta-caryophyllene enhances wound healing through multiple routes. PLOS ONE, 2019; 14 (12): e0216104 DOI: 10.1371/journal.pone.0216104
- Gertsch, J., Leonti, M., Raduner, S., Racz, I., Chen, J.-Z., Xie, X.-Q., Altmann, K.-H., Karsak, M. & Zimmer, A. 2008. Beta-caryophyllene is a dietary cannabinoid. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America, 105, 9099-9104.
- https://en.wikipedia.org/wiki/caryophyllene
- https://www.indiamart.com/
- Tirzepatide giúp cải thiện tình trạng suy tim phân suất tống máu bảo tồn trên bệnh nhân béo phì
- FDA chấp thuận Ebglyss (Lebrikizumab) điều trị viêm da dị ứng
- Bệnh Alzheimer: Các loại thuốc mới được chấp thuận trên lâm sàng có tạo ra sự khác biệt thực sự không?
- FDA chấp thuận vắc-xin cúm dạng xịt mũi đầu tiên sử dụng tại nhà
- Tổn thương gan do thuốc
- Bốn hợp chất phenolic mới từ quả của loài Alpinia galanga
- Tác dụng kháng virus của gamma-mangostin
- Chế độ ăn Keto có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa cơ quan
- Một số điểm mới trong quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc từ 17/11/2023
- Si rô ngô giàu fructose thúc đẩy sự phát triển khối u đường ruột ở chuột
- FDA cấp phép phê duyệt nhanh AMTAGVI điều trị ung thư hắc tố da
- WAINUA – THUỐC MỚI ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐA THẦN KINH TÍCH TỤ AMYLOID DO ĐỘT BIẾN GEN
- CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN CỦA IDSA VỀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN DO ACINETOBACTER BAUMANNII KHÁNG CARBAPENEM NĂM 2023
- Làm việc vào ban đêm, buồn ngủ và sử dụng thuốc Modafinil
- FDA chấp thuận Vegzelma trong điều trị ung thư
- Nghiên cứu thuần tập đánh giá mối liên quan giữa đường nhân tạo (đường hóa học) và nguy cơ mắc bệnh tim mạch