Plumbagin (5-hydroxy-2-metyl-1,4-napthoquinone, PLB) là một naphthoquinone được phân lập từ rễ của cây Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.). PLB đã được báo cáo có nhiều hoạt tính sinh học tốt như chống viêm, chống ung thư, chống đái tháo đường, chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm, chống xơ vữa động mạch và giảm đau. Trong đó, tác dụng chống ung thư và cơ chế gây độc tế bào của PLB là vấn đề nghiên cứu được nhiều nhà khoa học quan tâm chú ý.
Cấu trúc hóa học của Plumbagin
Các thử nghiệm in vitro cho thấy PLB có tiềm năng ức chế sự phát triển của nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau bao gồm ung thư vú (MDA-MB-231, MCF-7, MCF-7/LCC2, MCF7/LCC9), ung thư gan (SMMC-7721, Hep3B, HepG2R, HepG2, LM3), ung thư máu (HL-60, Kasumi-1, MOLT-4, HG3, MEC-1), ung thư hắc tố (SK-MEL-28, WM35, RPMI-7951, SK-MEL-119, Hs294T, B16F1), ung thư não (U87, SHG-44, A172, KNS60, U251MG, ONS76), ung thư tuyến tiền liệt, ung thư biểu mô, ung thư thực quản, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư xương…
Hình ảnh cây Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.)
Cơ chế gây độc tế bào của PLB cũng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. PLB gây độc tế bào ung thư thông qua nhiều cơ chế khác nhau như gây ra quá trình apoptosis, quá trình tự thực bào (autophagy), tác động lên các pha của chu kỳ tế bào, ức chế sự nhân lên của tế bào và ức chế quá trình di căn. PLB cũng được xem như là một chất cảm ứng mạnh tạo ra các dạng oxy hoạt động (ROS), ức chế glutathione tế bào, ức chế proteasome và gây đứt gãy sợi ADN.
Ngày nay, do tác dụng phụ và tình trạng kháng thuốc trong điều trị ung thư nên PLB được kỳ vọng sẽ trở thành một loại thuốc chống ung thư mới có nguồn gốc từ tự nhiên. Tuy nhiên, tiềm năng điều trị của PLB bị hạn chế do khả năng hòa tan trong nước kém, dễ thăng hoa và thải trừ nhanh. Để cải thiện vấn đề này, các nhà khoa học đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano (nano bạc – PLB), tạo phức với ion kim loại (yttrium (III) – PLB) và ứng dụng công nghệ liposome (liposome – PLB) trong công thức bào chế, từ đó góp phần mở ra triển vọng cho các nghiên cứu tiếp theo về khả năng ứng dụng trên lâm sàng của PLB trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh lý ung thư.
Lược dịch
Nguyễn Đình Quỳnh Phú
Tài liệu tham khảo
Zhenhua Yin, Juanjuan Zhang, Lin Chen, Qingfeng Guo, Baocheng Yang, Wei Zhang and Wenyi Kang (2020), Anticancer Effects and Mechanisms of Action of Plumbagin: Review of Research Advances, BioMed Research International, Article ID 6940953, 10 pages. https://doi.org/10.1155/2020/6940953.
- 6 loại thảo dược có khả năng gây tổn thương gan
- Tirzepatide giúp cải thiện tình trạng suy tim phân suất tống máu bảo tồn trên bệnh nhân béo phì
- FDA chấp thuận Ebglyss (Lebrikizumab) điều trị viêm da dị ứng
- Bệnh Alzheimer: Các loại thuốc mới được chấp thuận trên lâm sàng có tạo ra sự khác biệt thực sự không?
- FDA chấp thuận vắc-xin cúm dạng xịt mũi đầu tiên sử dụng tại nhà
- Tổn thương gan do thuốc
- Bốn hợp chất phenolic mới từ quả của loài Alpinia galanga
- Tác dụng kháng virus của gamma-mangostin
- Chế độ ăn Keto có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa cơ quan
- Một số điểm mới trong quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc từ 17/11/2023
- Si rô ngô giàu fructose thúc đẩy sự phát triển khối u đường ruột ở chuột
- FDA cấp phép phê duyệt nhanh AMTAGVI điều trị ung thư hắc tố da
- WAINUA – THUỐC MỚI ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐA THẦN KINH TÍCH TỤ AMYLOID DO ĐỘT BIẾN GEN
- CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN CỦA IDSA VỀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN DO ACINETOBACTER BAUMANNII KHÁNG CARBAPENEM NĂM 2023
- Làm việc vào ban đêm, buồn ngủ và sử dụng thuốc Modafinil
- FDA chấp thuận Vegzelma trong điều trị ung thư