Rau mùi (ngò ta) là loài thân thảo, kích thước nhỏ, có mùi thơm mọc khắp nước ta. Tinh dầu, flavonoid, acid béo và sterol đã được phân lập từ các bộ phận của cây rau mùi. Trong dân gian, rau mùi tác dụng phát tán thấu chẩn ( giúp sởi chóng mọc), giảm độc làm nhẹ trạng thái nhiễm độc toàn thân (nhất là đối với bệnh sởi trẻ em), kiện vị tiêu thực. Các nghiên cứu hiện đại cũng đã cho thấy loài rau này có tác dụng chống oxy hóa, chống tiểu đường, an thần, chống co giật, hạ huyết áp, giải độc, kháng nấm, chống ung thư, bảo vệ gan…Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra cơ chế phân tử của tác dụng chống động kinh của cây rau mùi.
Hình 1. Rau mùi (nguồn Internet)
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí FASEB, giải thích hoạt động phân tử của rau mùi (Coriandrum sativum) như một chất kích hoạt kênh KCNQ rất mạnh. Phát hiện mới này có thể dẫn đến những cải tiến trong trị liệu và phát triển các loại thuốc hiệu quả hơn. Geoff Abbott, Tiến sĩ, giáo sư sinh lý học tại Đại học Y khoa UCI và chủ nhiệm nghiên cứu đã phát biểu “Chúng tôi đã phát hiện ra rằng rau mùi, được sử dụng như một loại thuốc chống co giật, có khả năng kích hoạt một kênh kali trong não để giảm hoạt động co giật. Cụ thể, chúng tôi đã tìm thấy một thành phần có trong rau mùi, được gọi là dodecenal, liên kết với một thụ thể của kênh kali để kích hoạt chúng, làm giảm tính dễ bị kích thích của tế bào”.
Hình 2. Cấu trúc dodecenal
Các nhà nghiên cứu đã sàng lọc các hợp chất phân lập được từ lá rau mùi. Kết quả cho thấy một aldehyd béo chuỗi dài (E)-2-dodecenal có tác dụng kích hoạt nhiều kênh kali bao gồm isoform thần kinh và isoform tim, chịu trách nhiệm điều chỉnh hoạt động điện ở não và tim. Sự có mặt của hợp chất này có thể giải thích cho tác dụng chống co giật, trì hoãn một số cơn động kinh do hóa chất gây ra của rau mùi. Phát hiện này rất quan trọng vì nó có thể giúp sử dụng rau mùi hiệu quả hơn như một thuốc chống co giật, hoặc điều chỉnh dodecenal để phát triển các thuốc chống co giật an toàn hơn và hiệu quả hơn trong tương lai.
Nguồn: www.sciencedaily.com
Lược dịch
Hoàng Xuân Huyền Trang
Tài liệu tham khảo
- Abidhusen H. Momin, Sawapnil S. Acharya and Amit V. Gajjar (2012), Coriandrum sativum – review of advances in phytopharmacology, International Journal of Pharmaceutical Sciences and Research, 3(5): 1233-1239; DOI: 10.13040/IJPSR.0975-8232.3(5).1233-39.
- Rían W. Manville, Geoffrey W. Abbott (2019). Cilantro leaf harbors a potent potassium channel–activating anticonvulsant. The FASEB Journal, 1-15; DOI: 10.1096/fj.201900485R.
- 6 loại thảo dược có khả năng gây tổn thương gan
- Tirzepatide giúp cải thiện tình trạng suy tim phân suất tống máu bảo tồn trên bệnh nhân béo phì
- FDA chấp thuận Ebglyss (Lebrikizumab) điều trị viêm da dị ứng
- Bệnh Alzheimer: Các loại thuốc mới được chấp thuận trên lâm sàng có tạo ra sự khác biệt thực sự không?
- FDA chấp thuận vắc-xin cúm dạng xịt mũi đầu tiên sử dụng tại nhà
- Tổn thương gan do thuốc
- Bốn hợp chất phenolic mới từ quả của loài Alpinia galanga
- Tác dụng kháng virus của gamma-mangostin
- Chế độ ăn Keto có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa cơ quan
- Một số điểm mới trong quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc từ 17/11/2023
- Si rô ngô giàu fructose thúc đẩy sự phát triển khối u đường ruột ở chuột
- FDA cấp phép phê duyệt nhanh AMTAGVI điều trị ung thư hắc tố da
- WAINUA – THUỐC MỚI ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐA THẦN KINH TÍCH TỤ AMYLOID DO ĐỘT BIẾN GEN
- CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN CỦA IDSA VỀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN DO ACINETOBACTER BAUMANNII KHÁNG CARBAPENEM NĂM 2023
- Làm việc vào ban đêm, buồn ngủ và sử dụng thuốc Modafinil
- FDA chấp thuận Vegzelma trong điều trị ung thư