Một số hệ thống y học cổ truyền nổi tiếng

 

2019.07.22.Doan Thi Ai Nghia

  1. Y học cổ truyền Trung Quốc (Traditional Chinese medicine = TCM)
  • Nguồn gốc
  • Trung Quốc
  • Tồn tại từ hàng ngàn năm trước
  • Đặc điểm
  • Dựa vào học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành.
  • Công thức thuốc cổ truyền Trung Quốc là một nhóm các thuốc khác nhau kết hợp nhằm tạo nên một tác dụng hiệp đồng.
  • Công thức cổ điển sẽ gồm 4 thành phần: quân, thần, tá, sứ trong cùng một phương thuốc.
  • Vai trò và thực trạng hiện nay
  • TCM cùng với các thuốc thông thường khác được xếp vào hệ thống chăm sóc sức khỏe và được thanh toán bằng bảo hiểm công và bảo hiểm tư nhân.
  • Một số TCM trong hầu hết các bệnh viện bình thường được chỉ định cho cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú.
  • TCM ngày càng thu hút được sự quan tâm, chú ý và chấp nhận trên toàn thế giới.
  • Những nghiên cứu hiện đại về TCM
  • Nghiên cứu về tác dụng dược lý của TCM đã đạt được những tiến bộ lớn.
  • Trong thập kỷ vừa qua, nhiều hoạt chất trong TCM và liệu pháp điều trị dựa trên TCM được phát hiện.
  • Nhiều nghiên cứu nỗ lực tìm kiếm cơ chế phân tử của TCM.
  1. Ayurveda
  • Nguồn gốc
  • Ấn Độ
  • Được phát hiện từ những năm 4000 TCN- 1500 TCN
  • Đặc điểm
  • Ayurveda sử dụng các nhân tố tự nhiên để diệt trừ nguyên nhân gây bệnh bằng cách khôi phục lại sự cân bằng trong cơ thể.
  • Triết lý Ayurveda là sống một cuộc sống lành mạnh sẽ tránh được sự mất cân bằng và những đau đớn không cần thiết cho cơ thể.
  • Trong nhiều phương pháp điều trị Ayurveda, các thảo mộc được kết hợp sử dụng để tạo ra một liệu pháp có tác dụng tốt và giảm độc tính.
  • Vai trò và thực trạng hiện nay:
  • Hơn 400,000 người hành nghề theo trường phái Ayurveda được công nhận.
  • Chính phủ Ấn Độ có một tổ chức đảm bảo chất lượng và thực hành Y học cổ truyền.
  • Những nghiên cứu hiện đại
  • Tác dụng dược lý của các hoạt chất thuốc Ayurveda và hiệu quả điều trị ngày càng được công nhận.
  1. Unani
  • Nguồn gốc
  • Ấn Độ
  • Thuốc Unani có nguồn gốc từ y học Greco-Ả Rập có niên đại 2500 năm và được phát triển trong nền văn minh Ả Rập.
  • Đặc điểm
  • Hệ thống này nhìn nhận cơ thể con người, suy nghĩ và tâm hồn là một thể thống nhất.
  • Unani nhìn cơ thể con người như một đơn vị duy nhất, bao gồm bốn yếu tố cơ bản có bốn tính khí khác nhau tương ứng.
  • Khí chất của một con người phản ánh đặc điểm thể chất bên trong và tính cách tự nhiên của họ.
  • Sự mất cân bằng trong tính khí của một con người làm cho cơ thể người đó dễ bị bệnh tật.
  • Vai trò và thực trạng hiện nay:
  • Hiện nay tại Ấn Độ, Unani được chấp nhận là một hệ thống chính thức đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân.
  • WHO công nhận Unani là một trong những hệ thống y học cổ truyền quan trọng nhất.
  • Những nghiên cứu hiện đại
  • Tập trung nghiên cứu hoạt tính sinh học từ các loài cây ngập mặn được sử dụng phổ biến trong y học Unani.
  1. Kampo (YHCT Nhật Bản)
  • Nguồn gốc:
  • Xuất xứ Nhật Bản
  • Kampo được giới thiệu đầu tiên từ Trung Quốc cho đến bán đảo Triều Tiên vào những năm của thế kỷ thứ 5 và thứ 6.
  • Đặc điểm:
  • Kampo phát triển đã hơn 1400 năm và gắn liền với các liệu pháp điều trị gốc của Nhật Bản.
  • Kampo coi mỗi con người là một tổng thể hoàn chỉnh và tự kiểm soát, trong mối quan hệ đó cơ thể và tâm trí tác động lẫn nhau.
  • Bệnh tật có nguồn gốc từ các rối loạn tâm lý và soma.
  • Thảo dược được tin tưởng sử dụng để điều trị bệnh cho cả tâm hồn và thể xác.
  • Trị liệu bằng phương pháp Kampo chú trọng đến toàn bộ người bệnh thay vì chỉ chú ý đến bệnh tật đang diễn ra.
  • Vai trò và thực trạng hiện nay:
  • Kampo được đưa vào hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Nhật Bản.
  • Tất cả công dân có thể sử dụng các công thức thảo dược Kampo đã được chính phủ phê duyệt.
  • Những nghiên cứu hiện đại:
  • Các công thức thuốc Kampo được sản xuất từ các nguồn gốc đã được chứng nhận đạt các tiêu chuẩn quản lý nghiêm ngặt về chất lượng. Từ chính phủ đến các cơ sở bán thuốc đều tham gia vào việc giám sát tất cả các quy trình để đảm bảo chất lượng và an toàn của các công thức thuốc Kampo.
  • Ngày nay, nhiều nghiên cứu đi sâu vào khám phá cơ chế liên quan đến các thuốc trong công thức Kampo.
  • Nhiều nghiên cứu tiến hành để khẳng định Kampo rất an toàn khi sử dụng.
  1. Y học cổ truyền Hàn Quốc (TKM), Y học thể chất Sasang (SCM)
  • Nguồn gốc:
  • SCM là một bộ phận của y học cổ truyền Hàn Quốc, lần đầu tiên được giới thiệu vào giữa thế kỷ 19.
  • Đặc điểm
  • SCM chia làm 4 loại: Tae-Yang, So-Yang, Tae-Eum và So-Eum theo đặc điểm hình thành.
  • SCM có tính toàn diện.
  • SCM cung cấp các phương pháp điều trị cụ thể cho từng cá nhân và giải pháp điều trị riêng biệt cho nhiều vấn đề khác nhau.
  • Vai trò và thực trạng hiện nay:
  • Mặc dù hệ thống chăm sóc sức khỏe thông thường có chất lượng khá tốt, nhưng 86% người dân vẫn sử dụng SCM. Hệ thống SCM được thực hiện bởi các bác sĩ YHCT tại Hàn Quốc cả ở bệnh viện công và bệnh viện tư; và các dịch vụ của hệ thống khám chữa bệnh này được chi trả bởi bảo hiểm y tế quốc gia và bảo hiểm tư nhân.
  • Những nghiên cứu hiện đại:
  • Nhà nước Hàn Quốc hỗ trợ thực hiện dự án Lee Jema từ năm 2006 để nghiên cứu tìm kiếm các bằng chứng khoa học một cách toàn diện về SCM. Kết quả đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể liên quan đến phương tiện chẩn đoán, cách điều trị một số bệnh đặc biệt và các nghiên cứu về di truyền.
  1. Y học cổ truyền Thổ dân
  • Nguồn gốc: Australia
  • Đặc điểm:
  • Người dân bản địa Úc tin rằng có 3 loại nguyên nhân gây bệnh gồm: phát sinh từ cơ thể, do các yếu tố tinh thần không tốt hoặc do phù thủy.
  • Vai trò và thực trạng hiện nay:
  • Hiện tại, chỉ có một tổ chức quốc gia về y học dân gian đang hoạt động. Thống kê năm 2010-2011, có 32,1% các tổ chức chăm sóc sức khỏe tư nhân cũng như công lập tại Úc đã cung cấp các dịch vụ y học cổ truyền. Nền Y học này đang đứng trước nguy cơ tiệt chủng.
  1. Y học cổ truyền Châu Phi
  • Nguồn gốc: Châu Phi
  • Đặc điểm:
  • Bác sĩ YHCT điều trị bệnh nhân một cách toàn diện. Hệ thống YHCT này thường tìm cách kết hợp vào phương pháp điều trị những yếu tố tinh thần và xã hội của bệnh nhân dựa trên các mối quan hệ và các quy tắc xã hội. Y học cổ truyền tôn trọng di sản văn hóa.
  • Thực trạng hiện nay:
  • 80% người dân Châu Phi tự sử dụng YHCT hoặc sử dụng YHCT tạo các dịch vụ khám chữa bệnh thông thường.
  • Có tới 80% người Ghana và Ethiopia phụ thuộc hoàn toàn vào YHCT cho các nhu cầu chăm sóc sức khỏe chủ yếu của họ.
  • Hệ thống y tế Ghana được tích hợp vào hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia nên được tổ chức tương đối bài bản.

                  Lược dịch

ĐOÀN THỊ ÁI NGHĨA

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. World Health Organisation. General Guidelines for Methodologies on Research and Evaluation of Traditional Medicine; World Health Organisation: Geneva, Switzerland, 2000.
  2. Qi,F.H.;Wang,Z.X.;Cai,P.;Zhao,L.;Gao,J.;Kokudo,N.;Li,A.Y.;Han,J.Q.;Tang,W.TraditionalChinese medicine and related active compounds: A review of their role on hepatitis B virus infection. Drug Discov. Ther. 2013, 7, 212–224.
  3. Dobos, G.J.; Tan, L.; Cohen, M.H.; McIntyre, M.; Bauer, R.; Li, X.; Bensoussan, A. Are national quality standards for traditional Chinese herbal medicine sufficient? Current governmental regulations for traditional Chinese herbal medicine in certain Western countries and China as the Eastern origin country. Complement. Ther. Med. 2005, 13, 183–190.
  4. Yakubo, S.; Ito, M.; Ueda, Y.; Okamoto, H.; Kimura, Y.; Amano, Y.; Togo, T.; Adachi, H.; Mitsuma, T.; Watanabe, K. Pattern classification in kampo medicine. Evid. Based Complement. Altern. Med. 2014, 2014.
  5. Lone, A.H.; Ahmad, T.; Anwar, M.; Sofi, G.; Imam, H.; Habib, S. Perception of health promotion in Unani herbal medicine. J. Herb. Med. 2012, 2.
  6. Jabin, F. A guiding tool in Unani Tibb for maintenance and preservation of health: A review study. Afr. J. Tradit. Complement. Altern. Med. 2011, 8, 140–143.
  7. Parasuraman, S.; Thing, G.S.; Dhanaraj, S.A. Polyherbal formation: Concept of ayurveda. Pharmacogn. Rev. 2014, 8, 73–80.
  8. Boakye, M.K.; Pietersen, D.W.; Kotzé, A.; Dalton, D.L.; Jansen, R. Knowledge and uses of African pangolins as a source of traditional medicine in Ghana. PLoS ONE 2015, 10, e0117199.
  9. Oliver, S.J. The role of traditional medicine practice in primary health care within Aboriginal Australia: A review of the literature. J. Ethnobiol. Ethnomed. 2013, 9.
  10. Lehmann, H. A Westerner’s question about traditional Chinese medicine: Are the Yinyang concept and the Wuxing concept of equal philosophical and medical rank? J. Chin. Integr. Med. 2012, 10, 237–248.
  11. World Health Organization. WHO Traditional Medicine Strategy: 2014–2023; World Health Organization: Geneva, Switzerland, 2013.
  12. Xue, R.; Fang, Z.; Zhang, M.; Yi, Z.; Wen, C.; Shi, T. TCMID: Traditional Chinese Medicine integrative database for herb molecular mechanism analysis. Nucleic Acids Res. 2013.
  13. Patwardhan, B. Bridging Ayurveda with evidence-based scientific approaches in medicine. EPMA J. 2014.
  14. Hongal, S.; Torwane, N.A.; Pankaj, G.; Chandrashekhar, B.R.; Gouraha, A. Role of unani system of medicine in management of orofacial diseases: A review. J. Clin. Diagn. Res. 2014, 8, ZE12–ZE15.
  15. Govindasamy,C.;Kannan,R.PharmacognosyofmangroveplantsinthesystemofUnanimedicine. AsiaPac. J. Trop. Dis. 2012, 2, S38–S41.
  16. Okamoto, H.; Iyo, M.; Ueda, K.; Han, C.; Hirasaki, Y.; Namiki, T. Yokukan-san: A review of the evidence for use of this Kampo herbal formula in dementia and psychiatric conditions. Neuropsychiatr. Dis. Treat. 2014.
  17. Kim, J.U.; Ku, B.; Kim, Y.M.; Do, J.H.; Jang, J.S.; Jang, E.; Jeon, Y.J.; Kim, K.H.; Kim, J.Y. The concept of sasang health index and constitution-based health assessment: An integrative model with computerized four diagnosis methods. Evid. Based Complement. Altern. Med. 2013.
  18. Yoon, D.W.; Lee, S.K.; Yi, H.; Hong, J.H.; Soichiro, M.; Lee, S.W.; Kim, J.Y.; Shin, C. Total nasal resistance amongSasangconstitutionaltypes: Apopulation-basedstudyinKorea. BMCComplement. Altern. Med. 2013.
  19. Kim, J.Y.; Noble, D. Recent progress and prospects in Sasang constitutional medicine: A traditional type of physiome-based treatment. Prog. Biophys. Mol. Biol. 2014, 116, 76–80.
  20. Wintola, O.A.; Afolayan, A.J. The antibacterial, phytochemicals and antioxidants evaluation of the root extracts of Hydnora africana Thunb. used as antidysenteric in Eastern Cape Province, South Africa. BMC Complement. Altern. Med. 2015.

 

Xem thêm:

Trả lời