Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn gây viêm mạn tính khớp và mô xung quanh nó với sự xâm nhiễm của đại thực bào và tế bào lympho T hoạt hóa, làm gia tăng các gốc tự do trong các khớp bị viêm và gây suy giảm hệ thống chống oxy hoá của cơ thể. Nếu không được điều trị hiệu quả thì tình trạng bệnh viêm khớp kéo dài sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, bệnh diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp, ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh.
Trong liệu pháp điều trị bệnh viêm thấp khớp người ta luôn ưu tiên sử dụng trước các thuốc có nguồn gốc thiên nhiên và các thuốc có tác dụng chống oxy hóa trước khi phải sử dụng các thuốc kháng viêm non-steroid. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung vitamin C làm tăng hàm lượng các chất chống oxy hóa và làm giảm lipid peroxit, giúp cải thiện các triệu chứng trong bệnh viêm thấp khớp. Trong một số nghiên cứu khác, dịch chiết trà xanh với nhiều hoạt chất thuộc nhóm polyphenolic thiên nhiên có tác dụng chống oxy hóa đã được chứng minh là có khả năng làm giảm viêm khớp dạng thấp trong mô hình thử nghiệm trên chuột. Trà xanh là một trong những loại đồ uống phổ biến nhất trên thế giới mà không có tác dụng phụ. Catechin trong trà xanh được cho là giúp ngăn chặn viêm thấp khớp bằng cách góp phần vào hệ thống phòng chống oxy hóa cùng các vitamin (như vitamin C và E) và enzym. Một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy Epigallocatechin gallate (EGCG) trong dịch chiết trà xanh có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn các chất chống oxy hoá theo cơ chế bẻ gãy chuỗi phản ứng như vitamin C và vitamin E.
Để chứng minh tác dụng của dịch chiết trà xanh và vitamin C lên các chất chống oxy hóa và chất oxy hóa trong bệnh viêm khớp dạng thấp, Bộ môn Hóa sinh và Sinh lý, thuộc Khoa Y, Đại học Assiut và Đại học Mansoura, Ai Cập đã xây dựng mô hình thử nghiệm trên chuột như sau: 40 chuột đực trưởng thành được chia làm 4 nhóm: nhóm chứng, nhóm viêm khớp dạng thấp được gây viêm bằng collagen II (CII), nhóm CII được điều trị bằng vitamin C (CII + Vit C) và nhóm CII được điều trị bằng dịch chiết trà xanh (CII + GTE). Sau 45 ngày điều trị, nồng độ lipid peroxit, oxit nitric, ceruloplasmin, superoxide dismutase, acid uric và glutathion trong huyết tương chuột được xác định bằng các phương pháp đo màu, prostaglandin E2 được xác định bằng ELISA; đồng và kẽm được xác định bằng quang phổ kế. Kết quả cho thấy: Ở nhóm CII, nồng độ lipid peroxit, oxit nitric, prostaglandin E2, ceruloplasmin, đồng cao hơn và nồng độ superoxide dismutase, glutathion, kẽm thấp hơn so với nhóm chứng. Với các nhóm được điều trị bằng vitamin C và dịch chiết trà xanh, nồng độ superoxide dismutase, glutathion, kẽm tăng lên và nồng độ lipid peroxit, oxit nitric, prostaglandin E2, đồng, ceruloplasmin, acid uric giảm xuống so với nhóm CII.
Như vậy nghiên cứu cho thấy việc sử dụng một lượng phù hợp vitamin C và dịch chiết trà xanh có thể giúp hồi phục tình trạng suy giảm hệ thống chống oxy hoá và làm chậm các biến chứng trong bệnh viêm khớp dạng thấp. Dịch chiết trà xanh và vitamin C có thể cải thiện tình trạng suy giảm hệ thống chất oxy hóa/chất chống oxy hoá ở các mức độ khác nhau và hữu ích trong việc làm chậm các biến chứng của bệnh viêm thấp khớp. Hơn nữa, chúng còn cho hiệu quả chống viêm đáng kể và tác dụng đáng chú ý đối với viêm khớp nhờ làm giảm nồng độ prostaglandin E2 ở mô hình thí nghiệm trên chuột viêm khớp.
Với sự phổ biến của trà xanh trên toàn cầu, giá thành thấp và đã được chứng minh ít độc tính, catechin trong trà xanh hay các hợp chất có nguồn gốc từ chúng một ngày nào đó có thể được sử dụng như là một loại thuốc thông thường hoặc là liệu pháp bổ trợ hiệu quả trong điều trị viêm thấp khớp.
Tổng hợp và lược dịch
Thái Khoa Bảo Châu
Tài liệu tham khảo
- Abdel-Raheim MA, Enas AH and Khaled AE (2009), “Effect of green tea extract and vitamin C on oxidant or antioxidant status of rheumatoid arthritis rat model”, Indian Journal of Clinical Biochemistry, 24 (3), pp. 280-287
- Song DU, Jung YD, Chay KO, Chung MA, Lee KH, Yang SY, Shin BA, Ahn BW (2002), “Effect of drinking green tea on age-associated accumulation of maillard-type fluorescence carbonyl groups in rat aortic and skin collagen”, Archives of Biochemistry and Biophysics, 397, pp. 424-429.
- Eldin AA, Hamdy MA, Shaheen AA, Motawi TK, Abd el Gawad HM (1992), “Effect of vitamin C administration in modulating some biochemical changes in arthritic rats”. Pharmacological Research; 26(4), p
- 6 loại thảo dược có khả năng gây tổn thương gan
- Tirzepatide giúp cải thiện tình trạng suy tim phân suất tống máu bảo tồn trên bệnh nhân béo phì
- FDA chấp thuận Ebglyss (Lebrikizumab) điều trị viêm da dị ứng
- Bệnh Alzheimer: Các loại thuốc mới được chấp thuận trên lâm sàng có tạo ra sự khác biệt thực sự không?
- FDA chấp thuận vắc-xin cúm dạng xịt mũi đầu tiên sử dụng tại nhà
- Tổn thương gan do thuốc
- Bốn hợp chất phenolic mới từ quả của loài Alpinia galanga
- Tác dụng kháng virus của gamma-mangostin
- Chế độ ăn Keto có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa cơ quan
- Một số điểm mới trong quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc từ 17/11/2023
- Si rô ngô giàu fructose thúc đẩy sự phát triển khối u đường ruột ở chuột
- FDA cấp phép phê duyệt nhanh AMTAGVI điều trị ung thư hắc tố da
- WAINUA – THUỐC MỚI ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐA THẦN KINH TÍCH TỤ AMYLOID DO ĐỘT BIẾN GEN
- CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN CỦA IDSA VỀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN DO ACINETOBACTER BAUMANNII KHÁNG CARBAPENEM NĂM 2023
- Làm việc vào ban đêm, buồn ngủ và sử dụng thuốc Modafinil
- FDA chấp thuận Vegzelma trong điều trị ung thư