Liên quan giữa bệnh lý thần kinh ngoại biên với liệu pháp Fluoroquinolone hoặc Amoxicillin-Clavulanate đường uống

Nghiên cứu ghép cặp case-control trên 5357 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lý thần kinh ngoại biên và 17285 bệnh nhân nhóm đối chứng cho thấy việc sử dụng kháng sinh fluoroquinolone toàn thân hiện nay làm tăng 47% nguy cơ mắc bệnh thần kinh ngoại biên, gây ra thêm 2,4 trường hợp trên 10000 bệnh nhân mỗi năm. Nguy cơ dường như tăng lên ở bệnh nhân dùng kéo dài, nam giới và bệnh nhân trên 60 tuổi và ghi nhận không đáng kể ở liệu pháp amoxicillin-clavulanate. 

Để tính toán ước tính nguy cơ rủi ro tương đối và tuyệt đối cho sự liên quan của phơi nhiễm fluoroquinolone với bệnh lý thần kinh ngoại biên và kiểm tra mức độ rủi ro có thể bị ảnh hưởng bởi thời gian phơi nhiễm fluoroquinolone cũng như các yếu tố nguy cơ khác. Nghiên cứu ghép cặp Cases-control được thực hiện hồi cứu, nghiên cứu này đã sử dụng dữ liệu ẩn danh từ tất cả các bệnh nhân đăng ký khám thường xuyên được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu mạng lưới cải thiện chăm sóc sức khỏe ở Vương quốc Anh (The Health Improvement Network) từ ngày 1 tháng 1 năm 1999 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015.

Phân tích dữ liệu được tiến hành ngày 8 tháng 1 năm 2018. Đoàn hệ (Cohort) gồm 1338900 bệnh nhân người lớn đã kê đơn một hoặc nhiều lần đơn thuốc có kháng sinh fluoroquinolone (34,3%) hoặc amoxicillin-clavulanate (65,7%) đường uống. Người lớn mắc bệnh thần kinh ngoại biên được ghép cặp (về tuổi tác, giới tính, thực hành nói chung và thời gian sử dụng thuốc) với tối đa 4 người trong nhóm chứng bằng cách chọn mẫu mật độ tỷ lệ từ nhóm đoàn hệ trên. Tỷ lệ mới mắc của bệnh lý thần kinh ngoại biên được ghi nhận ở đối tượng có phơi nhiễm với fluoroquinolone hoặc amoxicillin-clavulanate và so sánh với nhóm không phợi nhiễm và không mắc bệnh tiểu đường.

Kết quả ghi nhận, tổng cộng có 5357 bệnh nhân mắc bệnh thần kinh ngoại biên (tuổi trung bình [SD] là 65,6 [14,7] ; 2809 nữ [52,4%]) tương ứng với 17285 bệnh nhân nhóm đối chứng (tuổi trung bình [SD] là 64,4 [15,2]; 9485 nữ [54,9%]) không có bệnh tiểu đường. Phơi nhiễm fluoroquinolone đường uống hiện tại có liên quan đến việc tăng tỷ lệ mắc bệnh thần kinh ngoại biên tương đối so với không phơi nhiễm (tỷ lệ sự cố được điều chỉnh, 1,47; 95% CI, 1,13-1,92). Nguy cơ tăng khoảng 3% cho mỗi ngày kéo dài tiếp xúc với fluoroquinolone và tồn tại đến 180 ngày sau khi tiếp xúc. Không có ghi nhận về tăng nguy cơ khi tiếp xúc với amoxicillin-clavulanate đường uống. Nguy cơ tuyệt đối với phơi nhiễm fluoroquinolone hiện tại là 2,4 (95% CI, 1,8-3,1) trên 10000 bệnh nhân mỗi năm. 

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng liệu pháp fluoroquinolone đường uống có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh thần kinh ngoại biên có thể phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và liều tích lũy. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên xem xét những rủi ro tiềm ẩn này khi kê toa thuốc kháng sinh fluoroquinolone.

Lược dịch

Ds. Ngô Thị Kim Cúc

Nguồn:

Daniel Morales, PhD1Alexandra Pacurariu, PhD2Jim Slattery, MSc2; et alLuis Pinheiro, MSc2Patricia McGettigan, MD3Xavier Kurz, MD, PhD (2019),  Association between peripheral neuropathy and exposure to oral Fluoroquinolone or Amoxicillin – Clavulanate Therapy, JAMA Neurol

Link: https://jamanetwork.com/journals/jamaneurology/article-abstract/2731583. Published online April 29, 2019

Trả lời